Nhận định
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tái khẳng định chiến lược “chờ đợi và quan sát” mà Fed đang áp dụng. Thay vì chủ động hạ lãi suất dựa trên dự báo, Fed sẽ chỉ cắt giảm khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế thực sự suy yếu, đặc biệt là liên quan đến việc làm.
Powell đã nhấn mạnh rằng Fed “không muốn tỷ lệ thất nghiệp tăng lên,” và sẵn sàng hành động nhanh chóng ngay khi thất nghiệp vượt ngưỡng báo động. Kinh nghiệm trong năm 2024 cho thấy khi tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% lên 4,3%, Fed đã lập tức hạ 100 điểm cơ bản. Theo đó, nếu thất nghiệp tiếp tục tăng vượt 5%, Fed sẽ tiến hành cắt lãi suất mạnh trong thời gian ngắn.
Thêm vào đó, Fed cho rằng tình hình bất ổn thuế quan và nhập khẩu ồ ạt trước thuế đã làm sai lệch các số liệu GDP hàng quý, khiến Fed càng phải thận trọng trong việc giải mã xu hướng thật sự của nền kinh tế. Hai chỉ số then chốt mà Fed đang theo dõi là tỷ lệ thất nghiệp và Chi tiêu thực của doanh nghiệp - hộ gia đình (PDFP). Chỉ số PDRF quý I vẫn tăng khoảng 3%, cho thấy nhu cầu nội địa vẫn tương đối tốt, dù không loại trừ yếu tố mua sắm trước thuế quan.
Dựa trên những dữ liệu kinh tế và các phát biểu hiện tại, Fed nhiều khả năng sẽ không cắt lãi suất vào tháng 6 và tiếp tục “chờ đợi và quan sát” cho đến ít nhất tháng 7, tức thời điểm hết hiệu lực hoãn thuế của Trump.
Thị trường kỳ vọng Fed sẽ không cắt lãi suất trong tháng 6
Tác động đén nhóm kim loại quý
Trong bài phân tích trước với tiêu đề “Powell có còn kiên định trước áp lực từ Trump ?”, HCT có đưa ra 2 kịch bản có thể xảy ra sau cuộc họp FOMC. Theo đó, thị trường có vẻ như đang diễn biến theo kịch bản 2 đó là:
“Powell không đưa ra bất ngờ nào, đồng đô la tiếp tục củng cố trong phạm vi ... vàng dự kiến đi ngang”
Với việc Fed không đưa ra bất kì thay đổi quan điểm nào mới, trọng tâm chính trên thị trường hiện tại vẫn là tin tức thuế quan và dữ liệu kinh tế. Sự bất ổn kinh tế toàn cầu do tác động tiêu cực của thuế quan vẫn là yếu tố hỗ trợ trung-dài hạn cho kim loại quý.
Tuy nhiên, đỉnh điểm của leo thang căng thẳng thương mại có lẽ đã qua đi và Mỹ-Trung đang bước sang giai đoạn đàm phán.
Do vậy, việc thiếu các chất xúc tác mới khiến thị trường kim loại quý ngày càng phản ứng yếu đi trước tin tức thuế quan và quay sang đánh giá dữ liệu kinh tế cùng với triển vọng cắt lãi suất. Ngược lại, bất kì thông tin nào về việc các nước đạt được thỏa thuận đều sẽ làm giảm nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn.
Vàng có khả năng điều chỉnh giảm trong ngắn hạn và đi trong biên độ 3250 - 3450
Trên biểu đồ kỹ thuật, mức đỉnh $3500 đang là kháng cự mạnh đối với giá vàng. Việc thiếu chất xúc tác mới hỗ trợ khiến giá khó có thể phá vỡ mức đỉnh và bước vào sóng tăng mới trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giá cũng không thể ngay lập tức đảo chiều giảm do vẫn được hỗ trợ nhờ yếu tố bất ổn kinh tế toàn cầu vầ kỳ vọng về việc cắt lãi suất của Fed.
Do vậy, giá vàng dự kiến sẽ duy trì dao động trong phạm vi 3250-3450 USD, phù hợp với xu hướng điều chỉnh theo mùa thường thấy vào quý 2.
Bạc dự kiến cũng xuống kiểm tra các vùng hỗ trợ nếu giá vàng giảm.
Nhìn chung, kim loại quý vẫn là hàng hóa hấp dẫn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng dưới thời Trump 2.0. Vàng và bạc dự kiến vẫn sẽ duy trì xu hướng tăng trong trung và dài hạn, nhưng cần chờ những nhịp điều chỉnh giảm trong ngắn hạn trước khi canh mua để có thể tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Liên hệ HCT để có thêm nhận định cụ thể và chiến lược giao dịch cho từng sản phẩm kim loại quý !!!